BÀI NỔI BẬT
Bỗng dưng nhận "đá"?
Công Lý vốn là diễn viên viên "chuyên trị" những vai lấc cấc, ngổ ngáo trên sân khấu cũng như trong một số bộ phim truyền hình. Từ khi có chương trình Gặp nhau cuối tuần, anh nổi lên như một trong những diễn viên hài nổi tiếng của miền Bắc. Đặc biệt, mỗi năm trong chương trình tổng kết Gặp nhau cuối năm, Công Lý đảm nhận vai Bắc Đẩu, anh được khán giả yêu mến vì cách dẫn hài hước dí dỏm của mình.
Trong một bài phỏng vấn gần đây, khi nói về hài hai miền Nam - Bắc, Công Lý có nêu quan điểm cá nhân: "Khi xem một tiểu phẩm hài miền Nam chẳng hạn, tiếng tôi không nghe được. Tôi không thể nghe, không hiểu được người ta đang nói gì, mà đã không nghe được thì làm sao mà cười được.Tôi biết, bạn bè đồng nghiệp của tôi trong Nam rất nhiều nhưng tôi không thích thì tôi vẫn thẳng thắn nói thẳng vào mặt họ. Hài miền Nam phong cách nó hoàn toàn khác, hơn nữa tôi cũng không thích những kiểu hài như vậy. Tôi không thích hài Nam bởi đơn giản tôi không thích phong cách của họ và khi diễn tôi cũng không diễn theo phong cách của hài Nam".
Ngoài ra, Công Lý cũng không quên nhận xét về người bạn diễn mà đã có lần anh diễn cùng: "Có lần, tôi diễn chung tiểu phẩm với diễn viên miền Nam Trấn Thành. Ở trong Nam hay có kiểu diễn tự biên tự tiện nên tôi phải tiết chế Trấn Thành. Cậu ấy cứ bô lô ba loa, tập một đằng, diễn một nẻo nên tôi phải tiết chế cậu ấy. Cậu ấy cứ luyên tha, luyên thuyên mà tôi chả biết là nói gì".
Cuối cùng, "nàng" Đẩu" có dẫn lời một số bạn diễn trong nam nói về mình: "Bạn tôi ở trong Nam, yêu quý tôi họ dùng ngôn ngữ của miền Nam gọi tôi: “Thằng quỷ! Mày là thằng quỷ! Mày như con quỷ!”Tôi có thắc mắc, tại sao bạn tôi cứ gọi tôi là quỷ, bạn tôi giải thích: “Ở trong này nó không thế, mày diễn nó quái, quái quỷ, bọn tao ở trong này nó không thế!”
Có lần, tôi vào Nam dự thi Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc, chị Hồng Vân làm Ban giám khảo. Tôi diễn xong, ra cửa Nhà hát lớn, chị Hồng Vân ôm lấy tôi và nói: “Giời ơi! Thằng chó này! Yêu quá! Yêu quá!” Trong lần dự thi ấy, chị Vân nói tôi diễn không tì vết..."
Công Lý bị khán giả phản đối vì cho rằng hài Nam không sâu sắc, không bằng hài Bắc
Ngay khi bài phỏng vấn trên được đăng tải, đã có rất nhiều ý kiến phản hồi của độc giả về phát ngôn của diễn viên hài Công Lý. Độc giả L.Linh gửi về Eva những đóng góp: "Công Lý không không nghe diễn viên miền Nam diễn gì thì sao có thể khẳng định người ta diễn không sâu? Nghe không được, không hiểu được, thì làm sao mà cười được. Mong anh hãy tập lắng nghe. Nghe được diễn viên hài miền Nam người ta nói gì cái đã, hiểu cái đã rồi hãy bình luận tiếp anh nhé!".
Độc giả Ngọc Tùng thì nhận xét: "Công Lý nhận xét thế là phiến diện. Thế lâu nay, cả nhân loại coi hài của Sác -Lô không nói tiếng nào sao vẫn cười được!!? Hài thì có ngôn ngữ và cả tình huống. Với thể loại hài tình huống thì hầu như cả Nam lẩn Bắc đều cười".
Một số ý kiến khác thì lại cho rằng, Công Lý không chỉ không biết đến đặc trưng vùng miền mà còn quá đề cao mình khi tự cho rằng các đồng nghiệp khác đều ngưỡng mộ, và cho rẳng bản thân diễn hài "hay không tì vết": "Đồng nghiệp, bạn bè có khen thì cũng là xã giao hay khen một vài tiểu phẩm thôi anh Lý ạ. Còn sự thẩm định của công chúng vẫn là chính xác nhất. Nếu chỉ dựa vào một số lần khen ngợi nhau mà đã nghĩ mình là tài năng xuất chúng thì quả là tự mãn quá" - Nickname Trangly cho biết.
Có thật hài Nam thua xa hài Bắc?
Câu trả lời của Công Lý về hài nam mà tiêu biểu là Trấn Thành "luyên tha luyên thuyên" cũng thổi bùng lên những ý kiến tranh luận về cách diễn, phong cách hài của hai miền Nam - Bắc. Những khán giả miền nam thì cho rằng, hài bắc diễn khó nghe, hơi "tục", trong khi đó, công chúng Bắc thì cũng như Công Lý lại khẳng định, hài Bắc thâm thúy, hài Nam hời hợt, nặng về điệu bộ, tình huống mà không có chất gì đọng lại.
Hài Nam có thật sự không bằng hài Bắc?
Chính vì thế, để khẳng định hài miền nào hay và thu hút khán giả hơn thì có lẽ là sẽ khó đưa ra câu trả lời. Nó phụ thuộc vào việc bạn là người miền Bắc hay miền Nam, bạn ưa thích kiểu sống, lối suy nghĩ của người miền nào. Bởi cách diễn hài của mỗi miền là thể hiện lối sống, phong tục của miền đó. Nếu coi hài miền Bắc là Phở Hà Nội, thì Hài miền Nam sẽ là Hủ tiếu Nam Vang, lựa chọn món ăn nào là do khán giả từng miền. Khán giả Bắc thích ăn phở, công chúng Nam lại chỉ quen ăn hủ tiếu. Mỗi nghệ sĩ tự lựa chọn cho mình một lối diễn và một phong cách. Vì thế, nên chăng, diễn viên hài Công Lý nên tham khảo ý kiến của NSUT Chí Trungđể không bị hàng "rổ đá" của dư luận:
"Mỗi miền có đặc trưng riêng, chính vì thế, khí hậu, thổ nhưỡng, vùng miền ấy tạo ra tính cách từng miền.Người miền Nam bộc trực thẳng thắn, do đó tạo ra cái hài cũng rất bộc trực, thẳng thắn, tiếng cười trực diện.
Còn miền Bắc một năm có 8 mùa (xuân, hạ, thu, đông cộng 4 mùa nhờ nhờ) thì sẽ sinh ra con người nó không trực diện, không thẳng cho nên cái hài, tiếng cười có thể ẩn sâu vào trong trí tuệ.Không ai hay hơn ai, vấn đề là khán giả lựa chọn. Ví dụ, có những khán giả miền Nam thì cực kỳ không thích hài kịch miền Bắc, ngược lại có những khán giả cực kỳ không thích hài miền Nam. Vì vậy, hãy khoanh vùng khu vực khán giả, chứ không nên khoanh vùng khu vực nghệ thuật".
Tín đồ làm đẹp
Vui sống
Nấu gì hôm nay
Bạn cần biết
SSM TV
SSM Club