BÀI NỔI BẬT
Anh buồn hay vui khi lúc này người ta nhớ đến một Lê Hoàng – giám khảo hơn là Lê Hoàng – đạo diễn? Cầm bằng như “mặt trăng ăn mặt trời” ấy nhỉ? Tôi vui. Dù là Lê Hoàng giám khảo hay Lê Hoàng đạo diễn thì cũng tốt hơn là Lê Hoàng… đồ tể. Tương tự, anh thấy sao khi Phạm Văn Mách muốn đăng quang “cặp đôi hoàn hảo” hơn là phá kỷ lục ở giải thể hình? Chữ “tương tự” ở đây không chính xác. Nếu tôi là Mách, tôi thà hoàn hảo ở Việt Nam còn hơn vô địch ở thế giới. Giỏi hai thứ đã là quá nhiều! (Cũng lại) Tương tự, anh buồn hay vui khi nhiều người khen Lê Hoàng chỉ giỏi… đặt tên phim và viết thoại? Nếu giỏi hai thứ đấy thì cũng là quá nhiều! Một trong những cái bị kêu nhất ở phim anh là nhân vật toàn bị “mớm cung” nên tất thảy già trẻ gái trai đều nói rặt giọng Lê Hoàng. Dấu ấn riêng của đạo diễn đâu phải đặt vào thoại? Xin nhà báo đừng chỉ cho tôi biết dấu ấn riêng của đạo diễn phải đặt vào đâu! Chuyện anh khóc ở liên hoan phim Việt Nam cho đến nay chưa có trường hợp thứ hai và kỷ lục đó cũng chưa bị phá bởi chính anh. Vắng mặt ở liên hoan phim Việt Nam vừa qua, phải chăng anh chưa kiếm được cớ gì để khóc? Nếu tôi khóc ở Liên hoan phim Việt Nam lần này thì đó là do ở đấy tôi thấy nhiều người cười quá! Câu chuyện 42 tỷ mà không đáng khóc sao? Không bao giờ nên khóc vì tiền mà nên khóc như tựa đề của một cuốn tiểu thuyết: “Khóc lên đi hỡi quê hương yêu dấu!”. Kể từ bấy đến nay, anh có thấy giọt nước mắt ngày ấy của anh là có tác dụng, hay chỉ là… “nước đổ đầu vịt”? Câu này nên xin hỏi điện ảnh nước nhà, đừng hỏi tôi! Cũ rồi, lẩm cẩm rồi, ngớ ngẩn rồi! Lúc này, nhớ về “Ai xuôi vạn lý”, “Lưỡi dao”, “Chiếc chìa khóa vàng”,… cảm giác của anh thế nào? Những “người lạ quen biết”? Những bộ phim ấy không bao giờ là “lạ”. Chỉ có khán giả hôm nay đã “lạ” đi rất nhiều, rất xa. Được coi là “chiếu trên”, là hy vọng cho giấc mơ điện ảnh Việt đi ra thế giới, là tên tuổi của những nhà làm phim độc lập với những bộ phim nghệ thuật. Câu này có khiến anh... cười khẩy? Vừa rồi có một nhà làm phim nổi tiếng ở Mỹ sang Việt Nam dạy ba ngày đã nói: “Nếu bạn làm một phim có giải quốc tế thì thế nào cũng có, vì hiện nay trên trái đất số giải có khi còn nhiều hơn số phim”. Đấy là số phận của những phim nghệ thuật! Vậy hàm ý của cái “cười khẩy” ấy là: “Phim nghệ thuật thì đây cũng chả lạ gì, nhé! Nhưng thử phá kỷ lục của “Gái nhảy” xem!” Hàm ý của tôi nếu có cũng không đơn giản thế! May ra thì những Vũ Ngọc Đãng, Dũng khùng, Charlie Nguyễn mới không bị anh “cười khẩy” nhỉ, vì những “Bỗng dưng muốn khóc”, “Long ruồi”,… tóm lại, những phim bán được vé? “Bỗng dưng muốn khóc” thì “ok” ... Với anh, đã đến lúc nói 3 chữ “cũng thường thôi” với kỷ lục “Gái nhảy”? Câu hỏi này dở lắm! Bỏ đi! Người từng giữ kỷ lục về doanh thu vì sao chưa tự phá kỷ lục của chính mình mà để người khác phá? Cũ rồi, lẩm cẩm rồi, ngớ ngẩn rồi! Tội của tôi là làm cho điện ảnh Việt bớt sang trọng Anh nghĩ “công” của anh là gì? Là người đầu tiên đưa ra khái niệm “phim… khán giả” (thay vì phim tác giả) ở Việt Nam hay là đưa đến sự tự tin: Phim nội cũng có thể chọi phim ngoại? Tôi chẳng biết công ở đâu nhưng tội thì đã rõ ràng. Đó là làm cho điện ảnh bớt “sang trọng và cao quý”. Nhưng “tội” của anh với chính… anh thì sao, có phải là đã làm mất đi một Lê Hoàng của “Lưỡi dao”, “Ai xuôi vạn lý”…? Tội của tôi rất nhiều và nhiều tội cũng đáng chém đầu nhưng không phải trong lĩnh vực điện ảnh. Tới lúc này, anh thấy nhớ phim nào nhất của mình? Phim hay nhất của tôi là phim “Lưỡi dao”. Anh biên tập giúp bài “phác thảo chân dung” này nhé: “Những tưởng sau khi “Ai xuôi vạn lý”, người đó sẽ dong thuyền ra biển với những thước phim nghệ thuật, thì lại bất ngờ quay về phố, chuyển qua xe gắn máy để luồn lách ngõ ngách, ghé chợ cho tiện với những bộ phim giải trí, chiều lòng khán giả. Và nếu bằng xe gắn máy thì làm sao còn có thể quay lại biển, trừ khi có… phao”? Xe gắn máy bây giờ hay nổ lắm. Khi nổ sẽ tan ra thành những hạt bụi. Nước mưa sẽ cuốn bụi ra sông rồi ra biển. Anh nói “bi kịch của Phú Quang là Hà Nội mở rộng, còn Phú Quang thì không”. Còn bi kịch của anh thì sao? Sài Gòn có “Sư Vạn Hạnh kéo dài”, Hà Nội có “Liễu Giai kéo dài”, còn Lê Hoàng thì… không thể “kéo dài” ư? Lê Hoàng đã dài rồi! Nhìn chân thì biết! Có những phim rất đáng đưa ra thế giới, nhưng là… thế giới bên kia! Không đưa được phim Việt ra thế giới, hỏi thật, anh có thấy… áy náy? Hay anh cho rằng đó là việc của những người trẻ? Thế giới nào và phim nào? Có nhiều phim hiện nay quả là rất đáng đưa ra thế giới, đưa khẩn cấp nhưng là… thế giới bên kia, trong đó có phim Lê Hoàng. Riêng anh thì đã “xong việc” với điện ảnh Việt Nam sau “bộ phim để đời” “Gái nhảy”? Dạy cho các nhà làm phim Việt Nam: “Phim cần có khán giả!” là đủ rồi? “Gái nhảy” mà để đời à? Sao bạn nghĩ đời đơn giản thế? Và những bộ phim sau đó của anh có ít khán giả đi, hay khiến người xem chuyển kênh thì cũng… không sao? Đã có viên kim cương “Gái nhảy” trên chiếc vương miện của Lê Hoàng? Vương miện chỉ dành cho hoa hậu chứ tôi chưa bao giờ đội. Câu “chế” này anh thấy có “chuẩn không cần chỉnh” không: “Ngày nay có anh Lê Hoàng – Phim thì thậm dở, viết/ nói thì thậm hay”? Câu chế ấy có thể không sai nhưng… dở quá! Cái câu “cần uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” theo anh có đáng? Nhờ đâu mà anh ngoa ngoắt nhưng ít sơ sẩy nhỉ? Việc gì phải uốn lưỡi! Chỉ cần uốn cái đầu thôi! Nhiều người cho rằng để “đối thoại với Lê Hoàng” thì Lê Khánh xem ra không “ngang cơ”? Lê Khánh thì thông minh lắm đấy! Người khác cứ ngồi vào vị trí đó thử xem. Cái tên của “talk show” này theo anh có kêu quá, hay với cái tên Lê Hoàng lúc này, đó là lựa chọn khôn ngoan để câu khán giả? Tôi có phải giun đâu, khán giả có phải cá đâu mà đòi câu! Theo anh người ta có thể đứng ở đâu (để được an toàn) trong cuộc giao tranh giữa sở trường và sở đoản? Đứng ở nhà đóng chặt cửa lại! Được – mất, trong quan niệm của anh?
Tín đồ làm đẹp
Vui sống
Nấu gì hôm nay
Bạn cần biết
SSM TV
SSM Club